Học CSS cơ bản bài 1
Xin chào các bạn, hnay mình cùng các bạn đồng hành trên con đường học CSS rất vui vẻ và nhiều điều mới. Bài đầu tiên mình chỉ xin giới thiệu với các bạn về CSS. Nó bắt đầu từ đâu, học như thế nào, có lịch sử là gì ?
CSS là gì?
Cascading Style Sheets ( CSS ) là ngôn ngữ biểu định kiểu được sử dụng để mô tả việc trình bày một tài liệu được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu như HTML . CSS là công nghệ nền tảng của World Wide Web ,bên cạnh HTML và JavaScript .
CSS được thiết kế để cho phép tách biệt phần trình bày và nội dung, bao gồm bố cục , màu sắc và phông chữ. Sự tách biệt này có thể cải thiện khả năng truy cập nội dung ,cung cấp sự linh hoạt và kiểm soát hơn trong đặc tả của các đặc điểm trình bày, cho phép nhiều trang web chia sẻ định dạng bằng cách chỉ định CSS có liên quan trong một tệp .css riêng biệt và giảm độ phức tạp và lặp lại trong nội dung cấu trúc .
Việc tách định dạng và nội dung cũng giúp cho việc trình bày cùng một trang đánh dấu theo các kiểu khác nhau cho các phương thức kết xuất khác nhau, như trên màn hình, in, bằng giọng nói (thông qua trình duyệt dựa trên giọng nói hoặc trình đọc màn hình ) và trên chữ nổi thiết bị xúc giác. CSS cũng có các quy tắc để định dạng thay thế nếu nội dung được truy cập trên thiết bị di động.
Nói thì có vẻ dài dòng và rất chi là phức tạp. Nhưng thực tế, nếu trong nền tảng Web (World Wide Web các bạn thường hay được biết đến với kí tự www trước tên miền ý). Thì có thể coi HTML (HTML được phát triển liên tục, giờ đã lên tới version HTML5) là xương sống. Còn CSS thì chính là phần thịt. Cùng một bố mẹ, thậm chí là 2 anh em sinh đôi, nhưng người béo người gầy. Có thể là lớp CSS của 2 bạn đó khác nhau.
Nói như vậy giúp các bạn dễ hình dung hơn.
Cần gì để học CSS
Phần này chắc nhiều bạn quan tâm hơn. Chắc chắn rồi, để học CSS thì bạn cần dành thời gian vào những thứ sau đây:
- Tiếng Anh – Đây là yêu cầu gần như bắt buộc. Vì hầu hết các trang web hiện thời đều là tiếng Anh. Các bạn tra hàm, nếu không dùng tiếng Anh thì gần như rất khó. Lợi thế cho các bạn hiện tại là các trình duyệt đã hỗ trợ dịch. Bạn cứ vào website W3cSchool học CSS đọc các thuộc tính của CSS. Vì ở đây là đầy đủ nhất, tra hàm cực nhanh. Không hiểu thì cứ chuột phải chọn “dịch”. Google sẽ giúp bạn dịch chức năng của thuộc tính đó. Nhưng mình khuyên vẫn phải biết tiếng Anh. Điều này tốt cho bạn.
- Đam mê theo đuổi đến tận cùng học CSS. Đây là lý do mình xếp thứ 2, nếu bạn muốn chinh phục thứ gì. Hãy yêu nó và coi nó là đam mê. Nếu không có đủ, hãy bỏ cuộc từ sớm để đỡ mất thời gian.
- Nếu xác định thiết kế web hoặc các công việc online là một nghề. Nó sẽ giúp bạn có được một công việc tốt, không hề bèo bọt. Hiện tại các lập trình viên web front end hay Backend đều có mức lương khá cao, chưa kể họ có thể nhận thêm thiết kế web ở ngoài.
Trên đó là những lý do mà các bạn có thể chịu khó học và ngâm cứu theo đuổi CSS. Giúp mình có công việc tốt hơn. Giải quyết nhiều vấn đề hơn khi muốn thay đổi giao diện web.
À mà quên, những việc tùy biến CSS cơ bản như này thì các bác Newbie chuyên làm blog cũng là một đối tượng rất ham học. Đơn giản là mình có thể tùy biến web theo phong cách của mình. Làm mọi thứ mình thích, và có thể kiếm tiền trên đó. Web hiện tại vẫn là một kênh marketing tuyệt vời.
Một vài ví dụ giúp các bạn hiểu về CSS
Tạo màu cho chữ trong file style.css
p { color: red; }
Với câu lệnh HTML như:
<p>Heading 1</p>
thì toàn bộ chữ “Heading 1” sẽ có màu đỏ.
Bạn cũng có thể thêm trực tiếp vào câu lệnh HTML dạng như sau:
<p style=” color:red;”>Heading 1</p>
Đó là một vài ví dụ với cấu trúc của CSS. Phải nói là thư viện hàm CSS là vô cùng đồ sộ. Cứ hiểu bản chất đi đã. Cần gì, bạn sẽ xử nó cực nhanh thôi.
Bài đầu tiên mình sẽ giới thiệu tới các bạn CSS là gì và có cần phải theo đuổi nó đến cùng không?
Nào tiến tới bài số 2 nào.
[related_posts_by_tax posts_per_page="6" title="Bài liên quan" taxonomies="category,post_tag"]