VPS là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về VPS
Nếu các bạn làm web, làm quản trị mạng, hay làm các dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Nó còn rất nhiều các ứng dụng khác có thể setup trên nền tảng này. Điều này rất tuyệt vời với các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại sao ư? Tại vì bạn được sử dụng máy chủ một cách chuẩn mực với giá rất rẻ. Nếu như bình thường, nhu cầu không có gì là cao siêu với các doanh nghiệp như cài phần mềm misa tra cứu online, phần mềm bán hàng check trực tuyến… Yêu cầu bạn phải lựa chọn giữa việc mua 1 cái máy chủ tối thiểu 20 triệu + nguồn internet, phòng máy chủ, nguồn điện ổn định. À, suýt thì quên. Đó là cần thêm một thằng vận hành và giải quyết sự cố của nó nữa. Chi phí đội lên rất nhiều. Nhưng với VPS, bạn có thể không cần cao siêu như thế.
Chỉ đăng ký một gói rẻ rẻ ở nước ngoài như Vultr hoặc ông Digital Ocean là có đủ cái để xài rồi. Nếu nhiều tiền thì nâng cấp tiếp cho phù hợp với nhu cầu. Giờ VPS cũng được coi là một dịch vụ Cloud (điện toán đám mây). Đây là dịch vụ mà nhiều bên chào giá mình tại Việt Nam với mức giá cũng tạm ổn. Hơn nhau cái VAT so với 2 ông nước ngoài trên kia. Mình sẽ giới thiệu về các ông lớn giá rẻ về VPS trong các bài viết sau.
Trước tiên, bạn phải hiểu VPS là gì đã.
VPS là gì? mà thiên hạ ngày nay hay ưa chuộng vậy.
VPS là chữ viết tắt của Virtual Private Server – máy chủ ảo cá nhân. VPS hosting là một trong các dịch vụ hosting phổ biến nhất để bạn có thể sử dụng làm nền tảng cho website. Nó dùng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server cho bạn sử dụng để tách biệt tài nguyên đó khỏi dùng chung với các người dùng khác cùng server vật lý.
Nó an toàn hơn và ổn định hơn so với shared hositng vì bạn không phải chia sẽ không gian lưu trữ với người khác mà được dùng riêng. Và nó cũng rẻ hơn là thuê hẵn một server riêng.
Đó mới là mục mà các bạn làm web đang quan tâm thôi. Với mình thì VPS còn làm được nhiều công dụng hơn như setup một VPN, cài tool tự động chạy suốt đêm ngày. Nếu các bạn biết mấy cái dịch vụ tăng view youtube thì có thể là nó nữa đấy :D. Khi mình cài đặt hệ điều hành ở đó, nó không khác gì một cái máy tính thông thường. Khác duy nhất đó là nó là dạng cloud, được đặt ở một nơi xa. Được cấp một ip riêng, và có thể chạy mọi thứ mình thích.
Ai là người thường quan tâm VPS?
Thường thì vào đây tìm hiểu về VPS, phần lớn là các bác làm web, làm SEO. Đang có nhu cầu đi giải quyết bài toán lượng truy cập tăng đột biến. Nếu như các bác làm SEO tốt, nhiều chủ đề hay. Thêm vào đó, mạng xã hội thường xuyên chạy quảng cáo. Lượt view khủng, điều này khiến web chạy trên nền tảng hosting trở nên quá tải. Vì hosting là chia sẻ, nên tài nguyên hạn hẹp. Không thể đáp ứng nổi nhu cầu web có lưu lượng lớn. Theo kinh nghiệm của mình, gói hosting tốt thì có thể chịu được từ 30-200 người truy cập cùng lúc. Gói nào khỏe hơn thì được tối đa 500 thôi. Dĩ nhiên là giá rổ cũng tăng theo không hề kém.

Còn VPS thì sao?
VPS con cùi nhất là con 5$ ở Vultr hay Digital Ocean cũng chịu được ít nhất 1000 người/thời điểm. Nếu tối ưu tốt thì nó còn có thể hơn. Điều này trở nên rất hấp dẫn với những nhà marketing online, những nhà phát triển web. Và cả với các chủ doanh nghiệp muốn tìm một giải pháp rẻ và chất lượng.
Trái ngược với hosting web, VPS thường thì các bạn sẽ phải tự cài mọi ứng dụng trên đó. Không còn kiểu ăn sẵn như Cpanel dễ ăn như trên hosting. Mọi thứ tự mình setup và quản lý. Thật ra không có gì phải lo với các bác mới tìm hiểu. Vì chỉ cần có chút vốn tiếng Anh tốt. Các diễn đàn nước ngoài, cộng đồng VN sẽ giải quyết đến tận răng các vấn đề của các bác. Một số Script có sẵn lại còn free hiện tại được nhiều anh em Việt ưa chuộng như Hocvps, Vpssim… Ngoài ra, đọc tiếng Anh thì lên GG nhiều vô kể.
Nếu tự cài, thường thì chúng ta cài hệ điều hành cho VPS là Ubuntu, Window, Centos. Mỗi loại có những điểm mạnh riêng, và đều có cộng đồng hùng hậu phía sau.
Nhắc tào lao cả tỉ thứ về vps rồi. Chợt quên mất là phải liệt kê chút điểm mạnh, điểm yếu của nó cho anh em dễ hình dung.
ĐIỂM MẠNH
- Nhanh và đáng tin cậy hơn server shared hosting.
- Vì được đảm bảo về thông số server như bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý, bạn sẽ không gặp phải vấn đề tài nguyên bị người khác dùng hết.
- Các vấn đề về lượng truy cập đột biến tăng cao không ảnh hưởng đến site của bạn.
- Bạn có quyền superuser (root) trên server.
- Có độ riêng tư cao hơn, vì files và databases bị khóa khỏi hệ thống server của các người dùng khác.
- Dễ dàng nâng cấp. Ngay khi website tăng trưởng, bạn chỉ cần nâng cấp gói hosting để nâng tài nguyên lên mà không phải tốn công chuyển dữ liệu hay chuyển server (RAM, CPU, disk space, bandwidth, etc.).
ĐIỂM YẾU
- Đắt hơn shared hosting.
- Nó cần nhiều kiến thức kỹ thuật để quản lý hơn.
- Cấu hình server không đúng có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật.
Mình cũng bổ sung thêm một vài điểm các bác cần nhớ
Nhắn gửi tới các anh em làm web. VPS hosting thường được chọn sau khi website tăng trưởng vượt giới hạn gói shared hosting. Nếu kể cả các gói hosting mạnh nhất của shared hosting vẫn không đủ dùng để vận hành website mượt mà, vậy đây là tín hiệu tốt cho việc tăng trưởng và rất đáng để đầu tư nâng cấp lên gói VPS. Trong trường hợp này, VPS hosting có thể là giải pháp lựa chọn tốt nhất chỉnh giữa việc dùng shared hay dedicated hosting.
Đó là em nói các dự án nhỏ, những dự án tự làm không có sự đầu tư đúng mức. Chứ em không có nói đến những dự án lớn. Khi nó là một dự án được đầu tư bài bản và có kế hoạch dài hơi về SEO, lượt truy cập, đua top, lượt truy vấn liên tục. Đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm trên website. Thì VPS là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu các bác phát triển nâng cấp từ từ thì cứ từ hosting > VPS > Máy chủ Server vật lý. Như vậy, sẽ tiết kiệm tiền rất nhiều.
Còn các dự án siêu bự, Cụ thể như Shopee, Sendo, Tiki… thì lúc mới đẻ nó đã được đặt ở datacenter rồi ý chứ. Vì tụi ý không chỉ có các điểm bổ sung em nói ở trên. Mà các query(truy vấn) của một khách hàng tìm kiếm dữ liệu trên đó là rất nhiều. Tính đến hết nửa năm 2019, Shopee là hơn 30 triệu lượt truy cập web/tháng. Rất ổn. Còn ví dụ cao cấp hơn chắc là ông FB. Ông ý phải đặt datacenter ở từng khu vực trên toàn cầu.
Bài này em chỉ giới thiệu thế thôi, các bác có gì khó khăn, cứ thảo luận ở mục comment phía dưới nhé. Em sẽ trả lời tất cả những gì em biết.
(Tổng hợp từ Internet)
[related_posts_by_tax posts_per_page="6" title="Bài liên quan" taxonomies="category,post_tag"]