Quản trị website là gì? 6 quy trình quản lý website và công cụ hỗ trợ
- File robots.txt là gì? Hướng dẫn Tạo và Gửi tệp robots.txt chuẩn nhất
- Quy trình SEO là gì? Quy trình SEO hiệu quả nhất mà các SEOer phải biết
- SEO Copywriting Là Gì? Top 10 Mẹo Viết SEO Copywriting Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
- Tối ưu Website Onpage thời đại mới chuẩn SEO
- Dịch Vụ SEO Tại Hà Nội Giúp TĂNG Trưởng Doanh Thu Bền Vững
I – Quản trị web là gì?
Thực hiện bảo trì
Thực hiện cập nhật thiết kế
Lập kế hoạch và cung cấp nội dung cập nhật
Thực hiện chiến lược tiếp thị
Đảm bảo bảo mật trang web
Cung cấp hỗ trợ web cho nhân viên và khách hàng
Lập kế hoạch phát triển trong tương lai ở cả thị trường trong nước và quốc tế
Đạt được trải nghiệm người dùng nhất quán trên các kênh
Đảm bảo nội dung có thể được sử dụng lại trong nhiều ngữ cảnh khác nhau
II – Tầm quan trọng của việc quản lý website
1. Quản lý web tránh lỗi trang web
2. Tránh mất thông tin
Lỗ hổng bảo mật có thể khiến trang web bị người khác tiếp quản. Họ có thể xóa nội dung, hình ảnh trên web, làm cho thông tin của trang web không đầy đủ hoặc tải dữ liệu nhất định lên không gian lưu trữ, lưu trữ các tập tin bất hợp pháp trên hosting. Với quản lý trang web, bạn có thể giảm lỗi trong mã web và đảm bảo rằng không có bên nào khác có quyền truy cập vào trang web.
3. Tăng xếp hạng trang web trên SERP
4. Duy trì danh tiếng
Khi một trang web được vận hành trơn tru, người dùng có thể lấy thông tin trên trang web một cách dễ dàng, có trải nghiệm tốt và tin tưởng doanh nghiệp hơn. Họ có thể giới thiệu web cho người thân của họ.
III – Hướng dẫn quản trị website: Học quản trị website qua 6 quy trình chính
1. Thiết kế web
Trải nghiệm người dùng (UX): Hành vi của người dùng phát triển theo thời gian. Những gì hoạt động cho thiết kế web UX tốt nhất cách đây 5 năm phần lớn đã lỗi thời.
Kêu gọi hành động: Mỗi trang trên trang web cần phải có mục đích, khuyến khích người dùng hành động. Nó cần phải cực kỳ rõ ràng, đơn giản và bạn chỉ nên bao dồm 1 CTA trên 1 trang.
Nội dung: Nội dung trên website không chỉ nên được tối ưu cho SEO mà còn cần có tác động đến khách truy cập, đề xuất giá trị rõ ràng và mạnh mẽ ngay lập tức.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO): Chuyển đổi lưu lượng truy cập trang web thành khách hàng thực tế là một khía cạnh khác của quản lý trang web, đòi hỏi sự chú ý liên tục. Chỉnh sửa văn bản, thay đổi màu sắc, cải thiện trải nghiệm khách hàng và loại bỏ các rào cản mua hàng,… có thể tạo ra sự khác biệt.
Thu hút khách hàng tiềm năng: Hình thức liên hệ là cách phổ biến nhất để thu hút khách hàng tiềm năng từ trang web, chẳng hạn như với email và điện thoại. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để tránh làm hỏng trải nghiệm người dùng.
Hình ảnh: Thiết kế web không chỉ là về những thứ công nghệ. Bạn nên giữ cho những hình ảnh trên web đồng nhất về phông chữ, màu sắc, kích thước,… và đảm bảo phù hợp với nội dung.
2. Bảo trì trang web
2.1. Sao lưu
iDrive
SOS Online Backup
Dropmysite.com
2.2. Giám sát thời gian hoạt động
2.3. Kiểm tra trình duyệt
2.4. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu trang web chứa tất cả thông tin bạn đưa vào trang web. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu là tối ưu thời gian tải, không gian trong cơ sở dữ liệu,…
SolarWinds: Database Performance Analyzer
Red-Gate
EverSQL
2.5. Kiểm tra trang đích
UnBounce
AdWordsRobot
VWO Landing Page Analyzer
2.6. Loại bỏ các yếu tố thừa
Autoptimize
WP Optimize
WP Super Cache
2.7. Phân tích
Google Analytics là hình thức phân tích trang web dễ dàng và miễn phí nhất, cho biết người dùng đang tương tác với trang web như thế nào.
2.8. Cập nhật
3. SEO trang web
3.1. Tốc độ tải
Cải thiện tốc độ tải trang rất quan trọng đối với sự thành công của thứ hạng trên Google, đặc biệt với bản cập nhật Core Vitals của Google.
3.2. Tối ưu hóa từ khóa
3.3. Cập nhật thuật toán
3.4. Xây dựng liên kết
4. Hiệu suất trang web
Để giữ cho trang web luôn ở trạng thái tốt nhất, bạn cần quản lý những thứ sau:
Trang web lưu trữ (hosting)
Quản lý cơ sở dữ liệu: Đây là công việc nâng cao. Cơ sở dữ liệu trang web thường sử dụng phần mềm như SQL và PHP. Trên thực tế, một số người thiết kế lại website nhưng máy chủ hiện tại đã quá cũ nên phiên bản PHP của họ không thể hoạt động được.
Mã bloat: Trang web phình to khi mã của một trang web trở nên lộn xộn và rời rạc, có thể làm hỏng hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Nguyên nhân là do chủ sở hữu trang web cài đặt nhiều plugin hơn mức họ cần và chưa tối ưu hóa đúng cách các phương tiện trước khi tải lên.
CrossBrowserTesting
LambdaTest
TestComplete
Catalan
BrowserStack
Ranorex
5. Bảo mật trang web
Giữ trang web của bạn an toàn bằng cách đảm bảo:
Máy chủ: Đầu tư các nguồn lực thích hợp để bảo vệ máy chủ của bạn khỏi các cuộc tấn công từ spam, DDoS, bot và hackers.
CMS: Hầu hết các công ty lưu trữ không cung cấp các bản cập nhật tự động. Một số người nói rằng CMS nên được cập nhật ngay lập tức, nhưng bạn có thể thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày bản cập nhật được phát hành, để đảm bảo rằng WordPress không vô tình đưa ra bất kỳ lỗi mới nào cần được khắc phục bằng bản cập nhật tiếp theo.
Plugin: Các plugin phát hành các bản cập nhật thường xuyên hơn nhiều so với CMS hoặc phần mềm máy chủ. Hầu hết nó được thực hiện cho các tính năng mới, nâng cấp và sửa lỗi.
Đảm bảo rằng chứng chỉ SSL trang web của bạn được gia hạn. Thường xuyên liên hệ với công ty lưu trữ web của bạn để được cập nhật về các tính năng bảo mật của họ và yêu cầu các khuyến nghị. Nếu có thể, hãy chuyển sang một máy chủ chuyên dụng.
Đảm bảo rằng quyền truy cập phụ trợ của trang web không được cấp cho bất kỳ người nào không cần nó hoặc những người không còn làm việc cho bạn.
Thuê chuyên gia bảo mật để cài đặt phần mềm có thể theo dõi địa chỉ IP của kẻ tấn công. Nếu bạn biết địa chỉ đó, bạn sẽ có thể chặn địa chỉ đó.
Thực hiện kiểm tra bảo mật thường xuyên trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng NetSparker, IndusFace hoặc NoGoToFail của Google cho việc này. Ngoài ra, bạn có thể chọn thuê một chuyên gia và giúp bạn.
6. Hỗ trợ trang web
E-mail: Nếu đang thực hiện nhiều chỉnh sửa cho trang web của mình, bạn sẽ cần có một máy chủ lưu trữ web đáp ứng
Nhắn tin văn bản / trò chuyện: Chat trực tuyến là hình thức giao tiếp online phổ biến nhất trên website.
Điện thoại: Mặc dù hỗ trợ qua điện thoại là hình thức ít được yêu thích nhất, nhưng nó thương hiệu quả nhất để hỗ trợ khách hàng thỏa đáng.