Target đối tượng Facebook thế nào mới gọi là chuẩn?

Target đối tượng Facebook thế nào mới gọi là chuẩn?

Khá nhiều người thần thánh hóa cái vụ target đối tượng (chọn đối tượng khách hàng) trên facebook. Nhưng thực sự cái này chỉ chiếm tỉ lệ thành công khá nhỏ so với tổng thể cả một chiến dịch. Vì sao ư? Vì thực tế là khi bạn lựa chọn 1 sản phẩm bạn chạy quảng cáo, thì người nhập hàng – người kinh doanh đã biết sản phẩm đó dành cho khách hàng nào, ở độ tuổi bao nhiêu, thích cái gì rồi. Nên việc target cơ bản ban đầu là không khó. Nếu bạn là người kinh doanh nhiều năm hoặc đã chạy fb tầm 3 tháng trở ra. Có thể lựa chọn luôn nhóm đối tượng khách hàng mà mình đã có. Cái khó là việc tùy chỉnh sau thời gian chạy quảng cáo.

Target thế nào mới gọi là chuẩn? Có phải đỉnh cao của target là không target gì? Target sâu mới mang lại hiệu quả? Hay để FB tự tối ưu các target sở thích mới là phương án khả thi? Chắc rất nhiều anh em quan tâm tới vấn đề này, giờ mình sẽ giới thiệu sơ qua cơ bản các cách target, cũng như cách test camp mà mình hay dùng.

1. Target sâu – Super target

Thông thường những người đã chi tiêu tương đối cho FB, họ rất quan tâm tới thống kê khoa học về chân dung khách hàng và sử dụng Audience Insights để phân tích, Audience Insights là một công cụ miễn phí, được Facebook thiết kế ra để giúp các nhà quảng cáo trên Facebook nghiên cứu hành vi, sở thích, nhân khẩu học, … các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Ví dụ: Bán son môi cho dân văn phòng, những câu hỏi cơ bản để tạo ra một target sâu là:
– Giới tính? => Nữ
– Son phù hợp cho độ tuổi nào? => 22-35
– Dân văn phòng thường đi làm vào giờ nào và nghỉ ngơi vào giờ nào? => Phân phối ads 11h30 => 13h00; 20h00 => 23h00
– Các sở thích kèm theo là: Graph Food, Go Việt, cơm trưa văn phòng, áo vest, giày công sở, áo công sở…
– Các chức danh như: Quản lý, hành chính, kế toán, bán hàng…
=> Gom hết những cái này lại và tạo thành một chiến dịch target sâu. Như vậy, target kiểu này có hiệu quả không? Không chắc chắn, cần phải test, tệp lúc này khoảng đâu đó 1 triệu đổ lại. Cách này có một ưu điểm là nếu tệp chính xác, khi FB nó reach có thể sẽ nhanh gặp trúng những đối tượng có thể mua hàng hơn là tệp vài triệu người.
ANH FB target doi tuong
ANH FB target doi tuong

2. Target thu hẹp đối tượng – Flex target

Hiểu đơn giản là bạn dùng chức năng “Thu hẹp đối tượng” trong cái form điền target sở thích của FB thôi.
Ví dụ: Cũng là bán son, nhưng đối tượng là teen + thích phong cách Hàn Quốc thì target là: Sở thích Son môi => Thu hẹp tiếp đồng thời thích: Phim Hàn Quốc, BTS, Blackpink… đại loại vậy => Nếu muốn có thể thu hẹp tiếp thiết bị hiển thị, sở thích mua sắm
Target kiểu này có hiệu quả không? Vẫn không chắc chắn, vẫn cần phải test. Bạn nên tin tưởng quá trình thu thập sở thích của FB vì nó đã trả qua thời gian khá dài để làm điều này, AI cũng ngày càng tốt hơn.

3. Để FB tự tìm khách hàng cho bạn thông qua sở thích – Broad Target

Cũng ví dụ là bán son, nhưng bạn chỉ cần target độ tuổi, tỉnh thành, giới tính + sở thích son môi, hoặc mỹ phẩm, hoặc váy áo, hoặc làm đẹp… Còn lại để FB lo. Cách target này có ổn không? Cũng không chắc chắn, bạn cũng phải test thôi.
Tệp loại này thường rất lớn, vài triệu người, nếu bạn làm tốt content, hình ảnh, sản phẩm… thì vẫn có khả năng một thời gian cắm ads nó sẽ ngày càng tương tác ổn.

4. Chạy target đối tượng tương tự – Look A Like Target

Đây là chức năng rất hay của FB, nhằm mở rộng tìm kiếm tới khách hàng mới có vẻ giống với khách hàng cũ của bạn. Thường thì dân Ads thu thập tệp này bằng 2 cách đơn giản.
Một là: Sử dụng trình quản lý quảng cáo -> Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh -> Click chọn những người đã tương tác với trang như: Lượt xem video, lượt thích, lượt click, lượt ib… và lấy nó làm Look A Like
Hai là: Up tệp SĐT của khách hàng có sẵn lên trình quảng cáo, sau đó Look A Like nó lên.
Chức năng này khá hiệu quả nếu như bạn có một tệp gốc chuẩn. Ví dụ bạn bán son môi, hãy thử chạy video, và thu thập Look A Like những người đã xem 50%-75%-95% cái video đó, vì thông thường những người xem gần hết video họ đã rất quan tâm tới sản phẩm của bạn rồi, cái bạn cần là vã thêm vài ads nữa cho họ xem thôi.

5. Không cần target gì – Zero Target

Đây là nguyên nhân xuất phát của câu nói “Đỉnh cao của target là không target gì”, tức là bạn chỉ target tuổi, giới tính và thả trống cái ô sở thích. Theo quan điểm cá nhân mình thì nó chỉ sử dụng được trong 2 trường hợp:
Một là: Sản phẩm quá phổ thông với độ tuổi đó: Ví dụ gạo, xăng dầu, tiền điện thoại, đồ lót…
Và hai: Bạn đủ tiền để băm hết toàn bộ người dùng trên FB thì bạn có thể bán bất kì sản phẩm nào mà không cần target vì cả cái đất Việt này ai cũng biết tới bạn, nhưng bán xong có lời hay không thì phải xem lại.
Nếu bạn không có một sản phẩm phổ thông, mà đặc thù như BĐS, ô tô, giáo dục đặc thù… thì chạy này không khác gì tự sát. Đồng ý rằng bạn đang tin tưởng vào AI của fb, nhưng cũng đừng quên AI của fb nó phải học từ những tương tác đầu tiên rồi nó mới cố gắng phân phối quảng cáo tới những người tương tự. Hãy nghĩ: Bạn đang muốn bán ô tô tiền tỉ, khi quảng cáo bắt đầu chạy, cả FB và chính bạn cũng không biết nó sẽ bắt đầu đi từ tệp nào trong số 70 triệu tk FB của VN cả, hôm nay nó có thể cắn hết 2 triệu và phân phối quảng cáo ở Mù Cang Chải chẳng hạn, rồi ngày mai nó lại auto phân phối tới xã đặc biệt khó khăn nào đó mà vẫn không ra nổi được người nào tương tác để mua ô tô => Thế là quá trình máy học thường xuyên hỏng, và nếu nó vượt qua được máy học chắc gì những người nó reach tới tiếp theo đã đúng với khách hàng của bạn.
Có câu hỏi đặt ra: Liệu tối ưu hình ảnh, video đúng với những gì mình đang bán thì sẽ auto gặp trúng những người phù hợp trong số 70 triệu người Việt ngoài kia không? Theo nguồn tin mà chưa được chắc chắn thì FB nó cũng có cài cắm theo dõi đối tượng mà bạn hay nhắm tới nhất trong trình quản lý quảng cáo. Ví dụ bạn thường xuyên bán ô tô, tiếp cận khách cần mua ô tô, thì ngay từ giai đoạn máy học nó sẽ reach lại các tệp tương tự với những quảng cáo đã tắt. Nhưng đó chỉ là suy đoán thôi, nhưng nghe cũng có vẻ logic. Tốt nhất hãy cân nhắc khi sử dụng phương án target này.
——————-

VẬY NÊN DÙNG CÁCH TARGET NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?

Tin buồn là không có cách nào ở trên có thể cam kết chắc chắn ra đơn cả. Vì cả 5 đều chỉ là công cụ phân tích target, nó không có chức năng ép khách hàng mua được.
Có nhiều người thắc mắc target chiếm bao nhiêu % khả năng ra đơn? Theo quan điểm của mình thì thế này:
Nếu nhìn về tổng quan một chiến dịch quảng cáo trên FB: Content hướng tới khách hàng A + Target đúng tới khách hàng A = 1 comment mua hàng xảy ra. Như vậy, content hay mà không target đúng được khách hàng cần thì sẽ thất bại. Cho nên tầm quan trọng của cả 2 là 50-50
Còn nếu chỉ nhìn về nguyên nhân khiến một người mua hàng, thì 100% là do content, vì khách hàng họ chỉ thấy content thôi chứ ko thấy cái target nào cả.
Vậy nếu content hay + target chuẩn thì chắc chắn ra đơn chưa? Vẫn chưa đâu bạn!
Thứ nhất: Content hay chỉ được chứng minh bằng hiệu quả thực tế, bất kì từ ngữ nào bay bổng, văn chương đều là cảm giác của chính bạn rằng nó hay, hay về văn viết thôi. Vì trước khi content này ra được đơn hàng thì không hề có quy chuẩn nào để khẳng định nó là hay theo kiểu bán hàng được. Cho nên để có một content hay rất khó để nói.
Thứ hai: Cứ cho là bạn có một content hay, thì target đúng nữa vẫn chưa khẳng định bạn ra đơn. Đây là một câu hỏi mình rất hay gặp phải. Mọi người luôn tự cho rằng content của tôi copy từ những nơi ra đơn sẵn rồi làm sao mà không hay được, còn dùng thêm các phương pháp target sâu nữa sao vẫn không ra đơn?
NGUỒN: ST
Đánh giá post
[related_posts_by_tax posts_per_page="6" title="Bài liên quan" taxonomies="category,post_tag"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0974.0707.83(Zalo/Viber)