Tiền nhiều để làm gì: Người Mỹ bỏ việc làm “ổn định, lương cao” hàng loạt vì “ai cũng chỉ một lần được sống”

Chán nản vì làm việc đến kiệt sức, nhiều người tại Mỹ chọn cách bỏ các công việc ổn định để tìm kiếm các cuộc phiêu lưu sau đại dịch.

Có một điều kỳ lạ đang xảy ra với các nhân viên thế hệ millennial thu nhập hạng A tại Mỹ. Sau một năm liên tục cúi đầu bên chiếc MacBook, các cuộc họp không lối thoát qua Zoom và những chiếc bánh mì khô khan, họ đang muốn lật lại bàn cờ vốn được sắp xếp cẩn thận trong nhiều năm cuộc đời mình để đưa ra một quyết định mạo hiểm.

Hình ảnh thuộc sở hữu của trang web qnet88.com

Một số người chọn từ bỏ những công việc ổn định để bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Một số khác chống lại yêu cầu trở lại văn phòng làm việc từ sếp của họ và đe doạ nghỉ việc trừ khi được phép làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào họ muốn.

Họ được khuyến khích bởi tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 gia tăng và thị trường việc làm đang phục hồi. Tài khoản ngân hàng của họ đã tăng lên nhờ khoản tiền tiết kiệm trong một năm làm việc ở nhà, cùng với đó là giá các loại tài sản tăng vọt. Trong khi một số người chỉ muốn thay đổi công việc, một số khác muốn dừng làm việc hoàn toàn.

Nếu có một từ để mô tả trào lưu này, thì đó sẽ là YOLO – “you only live one” (tạm dịch: bạn chỉ sống một lần trong đời) – từ viết tắt được rapper Drake phổ biến cách đây một thập kỷ và được những người thích mạo hiểm truyền tai nhau kể từ thời điểm đó.

Thuật ngữ này cũng trở thành meme giữa các dân chơi chứng khoán trên Reddit, những người đưa ra các quyết định đầu tư “hên xui” nhưng vẫn thành công. Màn giao dịch cổ phiếu GameStop trong năm nay là một YOLO điển hình. Nó cũng đang mô tả thái độ của hàng loạt nhân viên văn phòng tại Mỹ trong những năm gần đây.

Trên thực tế, đại dịch chưa kết thúc và hàng triệu người Mỹ vẫn đang trầm cảm vì mất việc và mất những người thân yêu. Không phải ai cũng đủ khả năng để đưa ra các quyết định liều lĩnh. Nhưng với những người có tài chính và kỹ năng cần thiết, nỗi lo lắng và sợ hãi đang nhường chỗ cho một sự không sợ hãi chuyên nghiệp mới.

Brett Williams, 33 tuổi, một luật sư ở Orlando là người như vậy. “Tôi nhận ra mình đã ngồi trong quầy bếp 10 tiếng/ngày với cảm giác đau khổ”, anh nói. “Tôi nghĩ, mình đang đánh mất điều gì. Tất cả chúng ta đều có thể chết vào ngày mai”.

Do đó, anh nghỉ việc bỏ lại vị trí đáng mơ ước với mức lương cao ngất ngưởng để nhận việc tại một công ty nhỏ do người hàng xóm điều hành và dành nhiều thời gian hơn cho vợ và con chó của mình. “Tôi vẫn là một luật sư nhưng tôi không có hứng thú đi làm trong một thời gian dài”, anh nói.

Olivia Messer – cựu phóng viên của The Daily Beast cũng nghỉ việc vào tháng 2, sau khi nhận ra một năm trong đại dịch khiến cô kiệt sức. “Tôi kiệt sức đến nội không còn cảm thấy mình biết cách làm công việc của mình nữa”, Messer, 29 tuổi, tuyên bố nghỉ việc và chuyển từ Brooklyn đến Sarasota để ở gần cha mẹ. Kể từ đó, cô viết lách tự do và theo đuổi các sở thích như vẽ tranh và chèo thuyền kayak.

Cô thừa nhận không phải ai cũng có thể dễ dàng từ bỏ công việc nhưng cô nói rằng sự thay đổi mang đến hiệu quả. “Tôi có cảm giác sáng tạo mới mẻ về cuộc sống”. Một cuộc khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy hơn 40% người lao động trên toàn cầu cân nhắc rời bỏ công việc của họ trong năm nay. Blind, mạng xã hội ẩn danh phổ biến với dân công nghệ, mới đây phát hiện ra 49% người dùng lên kế hoạch tìm việc làm mới trong năm nay.

“Tất cả chúng ta đã có một năm để đánh giá xem chúng ta có đang sống một cuộc sống mà chúng ta muốn hay không, đặc biệt với những người trẻ tuổi, những người được cho là phải làm việc chăm chỉ, trả hết các khoản vay và một ngày nào đó sẽ tận hưởng cuộc sống của mình. Nếu họ muốn hạnh phúc ngay bây giờ thì sao?” Christina Wallace – Giảng viên cấp cao Trường kinh doanh Harvard cho biết.

Lo sợ về những cuộc tháo chạy, các nhà tuyển dụng đang cố gắng nâng cao đời sống tinh thần và ngăn chặn tình trạng kiệt sức của người lao động. LinkedIn gần đây đã cho phần lớn nhân viên của mình nghỉ 1 tuần có lương, trong khi nhân viên Twitter được nghỉ thêm một ngày mỗi tháng để nạp năng lượng theo một chương trình có tên #DayofRest. Credot Suisse tung một khoản gọi là “phụ cấp lối sống” cho nhân viên ngân hàng trong khi Houlihan – một công ty khác ở phố Wall, cho nhiều nhân viên của mình đi nghỉ và chi trả toàn bộ chi phí.

Tăng lương và thời gian nghỉ có thể thuyết phục một số nhân viên ở lại làm việc nhưng với những người khác, họ cảm thấy sự trì trệ của bản thân và muốn thay đổi triệt để.

Nate Moseley, 29 tuổi, cho biết: “Có cảm giác như tôi đã bị bó buộc trong cả thập kỷ và đây là cơ hội để tôi chuyển đổi”. Anh Moseley đã quyết định rời bỏ công việc nhận lượng 130.000 USD/năm trước ngày 1/6 – ngày công ty yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng.

Anh đã tạo một bản Excel có tên “cuộc khủng hoảng cuối những năm 20”, điền vào các tuỳ chọn tiềm năng cho bước đi tiếp theo của mình: tham gia một lớp học lập trình, bắt đầu đào Ethereum, chuyển đến Caribe và mở một doanh nghiệp du lịch. Anh nói rằng anh thường xuyên xem xét để bổ sung ưu nhược điểm cho mỗi tuỳ chọn.

Có thể, các YOLOer này sẽ trở lại với công việc ổn định khi tiền bạc vơi bớt, hoặc dự án kinh doanh của họ thất bại. Nhưng tinh thần liều lĩnh này đang lan sang cả những người vốn sợ rủi ro. Trợ cấp thất nghiệp tăng, thị trường chứng khoán bùng nổ khiến họ có cơ sở để liều lĩnh hơn.

Hình ảnh thuộc sở hữu của trang web qnet88.com

Quyết định của các cá nhân này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có vẻ như nhiều người đang tin rằng nền kinh tế đang thay đổi theo hướng thưởng cho những kẻ điên rồ và trừng phạt những người thận trọng. Nói với NY Times, nhiều người ở độ tuổi cuối 20, đầu 30 – hầu hết là người được học hành tốt, làm việc trong cách ngành có uy tín cao cho rằng đại dịch đã phá huỷ niềm tin của họ vào con đường sự nghiệp truyền thống. Họ theo dõi các đồng nghiệp có tư tưởng độc lập của mình trở nên giàu có bằng cách khởi nghiệp hoặc chơi tiền điện tử. Trong khi đó, các ông chủ đang nhấn chìm họ trong các công việc tầm thường, hoặc cố gắng tự động hoá công việc của họ, từ chối hỗ trợ họ trong một năm được xem là khó khăn nhất của cuộc đời.

Không phải ai cảm thấy mệt mỏi cũng sẽ nghỉ việc. Với một số người, một kỳ nghỉ kéo dài hoặc một tuần làm việc linh hoạt hơn có thể giúp họ cân bằng trở lại. Nhưng với những người khác, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế, họ đang nghiêng về những lựa chọn phiêu lưu.

Giám đốc điều hành 1 công ty giấu tên lớn cho biết cô và chồng đã thảo luận về vấn đề nghỉ việc trong những tuần gần đây. Cô nói đại dịch đã dạy cho họ rằng họ đã sống quá an toàn và bỏ lỡ thời gian quý giá cho gia đình. Cô còn dẫn một câu nói của Đức Phât về sự vô thường và giá trị của việc nhận ra không có gì là tồn tại mãi mãi. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó chính là YOLO.

Tham khảo nguồn: NY Times

Đánh giá post
[related_posts_by_tax posts_per_page="6" title="Bài liên quan" taxonomies="category,post_tag"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0974.0707.83(Zalo/Viber)