Giải quyết nội dung gây hiểu lầm trên Google Ad

Giải quyết nội dung gây hiểu lầm trên Google Ads

Đây là vấn đề mà hầu hết các anh em làm quảng cáo về các mục sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, các máy hỗ trợ sức khỏe… Gọi chung là ngành hàng chăm sóc sức khỏe đang gặp phải. Các bạn ở ngành hàng khác cũng có thể tham khảo thêm để Giải quyết nội dung gây hiểu lầm trên Google Ads.

Hiện tại mình đang hỗ trợ chạy và giải quyết một shop chuyên về hàng xách tay mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại Hà Nội. Tuy nhiên, do phần nội dung cũng có nhiều vấn đề. Trang Web support.google.com cũng chỉ hướng dẫn chung chung cho người mới. Thực tế thì cấm như nào lại không ghi rõ để các nhà quảng cáo tránh mắc phải. Điều này khiến việc duyệt quảng cáo thành công ở ngành hàng này khá thấp.

Giống như quảng cáo Facebook, đợt kiểm duyệt gắt gao về nội dung đầu năm 2019 này cũng trùng với bên Google luôn. Quảng cáo lăn ra dừng hàng loạt. Chính sách nội dung được kiểm duyệt nhằm tăng trải nghiệm người dùng. Thôi không tản mạn ngoài lề nữa. Mình cùng đến chi tiết mục này nhé!

Hướng dẫn khắc phục nội dung gây hiểu lầm trên Google Ad

Thông tin về chính sách để các bác có thể sửa và khắc phục vấn đề của mình

Không sử dụng các tuyên bố công dụng rõ rệt về thời gian. Ví dụ: hết bệnh sau 2 liệu trình, bệnh giảm sau gần 1 tháng

Thay đổi những từ như CHỮA, CHỮA TRỊ, ĐIỀU TRỊ, TRỊ, … thành HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

Đảm bảo trang có tuyên bố từ chối trách nhiệm vào ngay bên dưới phần nội dung cam kết về hiệu quả, chức năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Đặc biệt đối với các hình ảnh so sánh hoặc đánh giá khách hàng trước và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Tuyên bố từ chối trách nhiệm là: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Không dùng những cam kết “vĩnh viễn”, “hoàn toàn”, “tận gốc”, “triệt để”, 100%, không tác dụng phụ, “cam kết đánh tan mỡ”, … Những từ mang tính chất tuyệt đối (kể cả trên mẫu quảng cáo).

Sử dụng những nội dung tuyên bố sai lệch hoặc nội dung tuyên bố dụ dỗ người dùng bằng cách đưa ra một kết quả không chắc sẽ xảy ra (ngay cả khi kết quả này có thể xảy ra) như là kết quả mà người dùng có thể mong đợi. Ví dụ: “Phương thuốc thần kỳ” cho người bệnh.

Đây là một vài chú ý mà mình rút kinh nghiệm được và được đội ngũ Google Ads Support giúp đỡ. Các bạn có thể comment xuống phía dưới để trao đổi thêm.

Đánh giá post
[related_posts_by_tax posts_per_page="6" title="Bài liên quan" taxonomies="category,post_tag"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0974.0707.83(Zalo/Viber)